Khóa học thực hành kế toán trên phần mềm Misa là khóa học dạy thực hành lên sổ sách, lập báo cáo tài chính trên phần mềm kế toán Misa. Dạy thực hành trên chứng từ thực tế theo công việc kế toán phải làm trong doanh nghiệp hiện nay
1. Đối tượng tham gia “Khóa học thực hành kế toán trên phần mềm Misa”
Yêu cầu: Bạn phải biết định khoản hạch toán chuẩn rồi thì mới tham gia được khóa học này
+ Cách 1: Đăng ký thêm “Khóa học Nguyên Lý Kế Toán Thực Tế” để học cách định khoản hạch toán chuẩn trước rồi mới chuyển sang học phần thực hành kế toán trên Misa này
2. Tổng số buổi học của “Khóa học thực hành kế toán trên phần mềm Misa” là: 11 buổi
3. Tổng quan về chương trình đào tạo của “Khóa học thực hành kế toán trên phần mềm Misa”:
+ Dạy cách tập hợp chi phí, tính giá thành
+ Dạy cách làm sổ sách kế toán, lập báo cáo tài chính trên phần mềm Misa
+ Dạy cách kiểm tra, đối chiếu số liệu sổ sách kế toán trên phần mềm Misa và cách khắc phục, điều chỉnh các sai sót (nếu có)…
Chi tiết hơn về nội dung của từng buổi học thì các bạn vui lòng xem tại cuối bài viết này
4. Giáo viên giảng dạy:
Đều là những kế toán Trưởng, kế toán Tổng hợp đã và đang đi làm thực tế, có nhiều năm kinh nghiệm và đã có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm để có khả năng truyền dạy tốt nhất.
Cách tương tác với giáo viên như sau:
Khi bắt đầu vào học, giáo viên sẽ cung cấp cho bạn thông tin liên hệ như: số điện thoại, Zalo, email để bạn đặt câu hỏi => Giáo viên sẽ hỗ trợ, tư vấn, giải đáp các vướng mắc của bạn
Ngoài giáo viên chính đang trực tiếp đứng lớp giảng dạy thì công ty còn có giáo viên lưu động khác để bạn có thể liên hệ tư vấn trong lúc đang học và ngoài giờ học
5. Tài liệu học của “Khóa học thực hành kế toán trên phần mềm Misa”:
+ Bạn sẽ được giáo viên hướng dẫn tải và cài đặt phần mềm kế toán Misa phiên bản mới nhất vào máy tính của bạn => Đăng ký bản quyền (giấy phép) sử dụng cho phần mềm trên máy tính của bạn.
+ Ngay sau khi hoàn tất việc đăng ký học thì công ty Kế Toán Thiện Phát sẽ gửi (ship) cho bạn tài liệu bản cứng: Đây là các hóa đơn chứng từ kế toán thực tế, các mẫu biểu sổ sách, tờ khai, báo cáo theo đúng thực tế ngoài doanh nghiệp kế toán làm. (Bạn được Free Ship).
+ Tại mỗi buổi học, công ty Kế Toán Thiện Phát sẽ gửi qua mail cho các bạn các file tài liệu bản mềm để giáo viên hướng dẫn bạn cách xử lý các nghiệp vụ kế toán, quy trình ghi sổ kế toán trên phần mềm Misa cùng với các văn bản pháp luật liên quan đến nghiệp vụ kế toán đó
6. Thời gian học:
Bạn sẽ học theo ca – theo lớp.
+ Có 3 ca để bạn tùy chọn:
+/ Ca sáng từ 8h30 đến 11h
+/ Ca chiều từ 14h đến 16h30
+/ Ca tối từ 19h đến 21h30
(Tùy bạn chọn 1 trong 3 ca trên)
+ Trong 1 tuần bạn sẽ học 3 buổi: Bạn có thể chọn:
+/ Học vào các ngày thứ 2 – 4 – 6
+/ hoặc học vào các ngày thứ 3 – 5 – 7
7. Học bù, học lại khi bận, khi nghỉ:
+ Về việc học bù: bạn có việc bận đột xuất phải nghỉ buổi học nào đó thì bạn sẽ đăng ký để được sắp xếp lớp học bù buổi đó
+ Về việc học lại: Khi bạn muốn học lại 1 buổi, hoặc 1 số buổi nào đó, hoặc cả khóa thì bạn sẽ đăng ký để được xếp lớp học lại theo nhu cầu, mong muốn của bạn
Lưu ý:
+ Bạn có thể học lại 1 lần hoặc nhiều lần đến khi bạn cảm thấy tự tin, đã nắm vững kỹ năng thì thôi
+ Công ty Kế Toán Thiện Phát không giới hạn thời gian thực hành, sẽ dạy cho bạn đến khi làm được việc một cách thành thạo. Khi đăng ký học bù học lại bạn sẽ không phải đóng thêm học phí
8. Chứng Chỉ:
Học Xong Bạn Sẽ Được Cấp Chứng Chỉ hoàn thành “Khóa học thực hành kế toán trên phần mềm kế toán Misa”
Chứng chỉ này do công ty Kế Toán Thiện Phát cấp, không có thời hạn, có giá trị lưu hành trên toàn quốc
(Bạn sẽ không phải thi, sau khi hoàn thành khóa học bạn chỉ cần gửi ảnh và CCCD để Kế Toán Thiện Phát hoàn thiện hồ sơ cấp chứng chỉ cho bạn)
9. Chi tiết chương trình đào tạo của 11 buổi học trong “Khóa học thực hành kế toán trên phần mềm Misa” như sau:
Buổi 1 | 1. Học và thực hành 5 nội dung:
Phần 1 – Hướng dẫn Tải và Cài đặt Phần mềm Misa SME.NET phiên bản mới nhất
Phần 2 – Hướng dẫn tạo dữ liệu kế toán mới trên phần mềm Misa SME Phần 3 – Hướng dẫn Đăng ký giấy phép sử dụng phần mềm Misa Phần 4 – Hướng dẫn nghiệp vụ tại các phân hệ trên Misa Phần 5 – Bắt đầu làm việc với phần mềm Misa SME 2. Tìm hiểu và làm quen với: + Các chức năng trên thanh công cụ của chứng từ hạch toán trên phần mềm Misa
+ Các phím tắt khi sử dụng phần mềm Misa |
Buổi 2 | Xử lý và Thực hành ghi sổ các nghiệp vụ:
1. Hợp đồng với lao động thử việc
2. Ngày đầu tiên đi làm: Nhận bàn giao và lên kế hoạch cho các công việc cần làm 3. Chi phí dịch vụ thành lập doanh nghiệp 4. Đăng ký mở tài khoản ngân hàng 5. Nghiệp vụ góp vốn chủ sở hữu bằng chuyển khoản và tiền mặt 6. Nghiệp vụ Trả lại khoản tiền chi phí thành lập DN mà cá nhân (cổ đông, thành viên góp vốn) đã chi hộ 7. Mua phần mềm kế toán Misa 8. Mua dịch vụ/Token chữ ký số (thiết bị ký điện tử) 9. Đăng ký nộp thuế điện tử 10. Nộp tiền vào tài khoản ngân hàng |
Buổi 3 | Xử lý và Thực hành ghi sổ các nghiệp vụ: 1. Sửa chữa, cải tạo nhà xưởng để phục vụ sản xuất 1.1. Hợp đồng dịch vụ
1.2. Trả trước tiền mua dịch vụ sửa chữa cải tạo nhà xưởng SX 1.3. Phụ lục hợp đồng dịch vụ (Phát sinh thêm hạng mục so với hợp đồng ban đầu) 1.4. Nghiệm thu dịch vụ sửa chữa cải tạo nhà xưởng 1.4.1. Nhận hóa đơn dịch vụ sửa chữa cải tạo nhà xưởng
1.4.2. Thực hiện thanh toán tiền dịch vụ cho NCC 2. Cung cấp thông tin kế toán cho giám đốc 4.1. Tính lương cho lao động thử việc
4.2. Trả lương cho lao động thử việc 5. Thông báo kết quả thử việc và ký hợp đồng lao động chính thức |
Buổi 4 | Xử lý và Thực hành ghi sổ các nghiệp vụ: 1. Mua công cụ dụng cụ * Trường hợp 1: Mua CCDC về nhập kho => Sau đó xuất kho ra sử dụng
* Trường hợp 2: Mua CCDC về đưa vào sử dụng ngay + Nếu CCDC không thực hiện phân bổ (Do CCDC có giá trị nhỏ và chỉ liên quan đến 1 năm tài chính)
+ Nếu CCDC có thực hiện phân bổ chi phí cho nhiều kỳ (Do có giá trị lớn hoặc liên quan đến từ 2 năm tài chính trở lên) 2. Hợp đồng thử việc với kế toán trưởng 3.1. Xác định các thông tin cần thỏa thuận trên hợp đồng thuê nhà:
3.2. Các cách ký hợp đồng thuê nhà với giám đốc: 3.3. Một vài các vấn đề liên quan đến thuê nhà của cá nhân (Hóa đơn, công chứng, nghĩa vụ thuế cho thuê tài sản, hồ sơ lấy vào chi phí…) 3.4. Thanh toán tiền thuê nhà 4. Thanh toán công nợ cho NCC và được hưởng chiết khấu thanh toán |
Buổi 5 | Xử lý và Thực hành ghi sổ các nghiệp vụ: 1. Mô hình tổng quan về phát sinh và tập hợp chi phí của doanh nghiệp sản xuất 2. Tuyển dụng nhân lực để thực hiện sản xuất 3. Mua CCDC về nhập kho có phát sinh chi phí thu mua (vận chuyển) 4. Lên kế hoạch sản xuất: 4.1. Tờ trình kế hạch sản xuất
4.2. Sơ lược quy trình sản xuất quần áo, may mặc 5. Lập bảng định mức nguyên vật liệu cho từng sản phẩm được sản xuất 5.1. Định mức nguyên vật liệu là gì?
5.2. Tác dụng của việc xây dựng định mức: 5.3. Các yếu tố cơ bản để lập bảng định mức nguyên vật liệu 5.4. Quy định về định mức tiêu hao nguyên vật liệu trong doanh nghiệp 5.5. Phương pháp xác định chi phí định mức: 6. Mua nguyên vật liệu về nhập kho để phục vụ cho sản xuất |
Buổi 6 | Xử lý và Thực hành ghi sổ các nghiệp vụ: 1. Mua tài sản cố định phục vụ cho sản xuất sản phẩm 1.1. Trả trước tiền mua TSCĐ cho nhà cung cấp
1.2. Nhận TSCĐ cùng hóa đơn mua TSCĐ và bàn giao TSCĐ cho bộ phận sử dụng 2. Xuất kho Máy móc, dụng cụ cho sản xuất 3.1. Các phương pháp tính giá thành
3.2. Các bước tính giá thành: 3.3. Các yếu tố cơ bản để xác định giá thành thành phẩm 3.4. So sánh cách hạch toán giá thành giữa TT 200 và TT 133 3.5. Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang 4. Xuất kho nguyên vật liệu để sản xuất |
Buổi 7 | Thực hành Các công việc cuối tháng:
1. Tính lương, hạch toán chi phí lương và trả lương
cho nhân viên 2. Tính giá xuất kho 3. Phân bổ Công cụ dụng cụ 4. Phân bổ chi phí trả trước 5. Tính khấu hao Tài sản cố định 6. Tính giá thành 7. Khấu trừ thuế GTGT (áp dụng với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và kê khai thuế GTGT theo tháng) 8. Lấy sổ phụ ngân hàng để kiểm tra đối chiếu, hạch toán, các khoản phí chuyển tiền, lãi tiền gửi ngân hàng (nếu có) |
Buổi 8 | Tìm hiểu -> Xử lý và Thực hành ghi sổ các nghiệp vụ: 1. Vay tiền của tổ chức (Doanh nghiệp) khác 2. Chi phí quảng cáo Google Ads 3. Làm thủ tục tham gia bảo hiểm cho nhân viên 3.1. Đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc:
3.2. Xác định tiền lương tham gia BB: 3.3. Thủ tục, hồ sơ tham gia bảo hiểm bắt buộc và cách làm: 3.4. Tỷ lệ trích bảo hiểm bắt buộc: 3.5. Các giải pháp tối ưu tiền đóng bảo hiểm: 3.6. Xử phạt quy định về đóng bảo hiểm bắt buộc 4. Làm lại Hồ sơ nhân sự theo bảng DS-NLĐ tham gia bảo hiểm để có mức đóng bảo hiểm thấp nhất 13.1. Chi tiền tạm ứng đi công tác cho nhân viên
13.2. Quyết toán tạm ứng 13.2.1. Quyết toán các khoản chi phí phát sinh trong quá trình công tác đã chi bằng tiền tạm ứng (Chi phí tiếp khách)
13.2.2. Thu lại số tiền đã tạm ứng nhưng chưa chi hết |
Buổi 9 | Tìm hiểu -> Xử lý và Thực hành ghi sổ các nghiệp vụ: 1. Ký hợp đồng đặt may với khách hàng 1.1. Nhận trước tiền mua hàng của khách hàng
1.2. Các bước cần làm khi phát sinh đơn hàng mới (để phục vụ cho việc tập hợp chi phí khi tính giá thành theo đơn hàng) 2. Xuất nguyên vật liệu để sản xuất 6.1. Bàn giao hàng cho khách hàng
6.2. Chi phí bán hàng 7. Cung cấp thông tin về nguyên vật liệu còn tồn kho |
Buổi 10 | Tìm hiểu -> Xử lý và Thực hành ghi sổ các nghiệp vụ: 1. Bán hàng trong kho 2. Mua nguyên vật liệu không nhập kho, đưa ngay vào sản xuất 3. Chi phí tổ chức sinh nhật cho nhân viên 4. Chi phí lãi vay 5. Điều chỉnh tăng dịch vụ mua vào (hóa đơn điều chỉnh tăng) 6. Chi thưởng Tết cho NLĐ 7. Thực hành các công việc cuối tháng 7.1. Tính lương, hạch toán chi phí lương và trả lương cho nhân viên
7.2. Tính giá xuất kho 7.3. Phân bổ Công cụ dụng cụ 7.4. Phân bổ chi phí trả trước 7.5. Tính khấu hao Tài sản cố định 7.6. Tính giá thành 7.7. Khấu trừ thuế GTGT 7.8. Lấy sổ phụ ngân hàng để kiểm tra đối chiếu, hạch toán, các khoản phí chuyển tiền, lãi tiền gửi ngân hàng (nếu có) |
Buổi 11 | Thực hành các công việc CUỐI QUÝ, CUỐI NĂM và ĐẦU NĂM I. Các công việc theo quý 1. Thuế GTGT
1.1. Lập tờ khai thuế GTGT:
1.2. Khấu trừ thuế GTGT và xác định số thuế phải nộp 1.3. Kiểm tra đối chiếu: 1.4. Nộp tờ khai thuế GTGT: 1.5. Nộp tiền thuế GTGT 2. Thuế TNCN:
2.1. Lập tờ khai thuế TNCN trên phần mềm Misa:
2.2. Nộp tiền thuế TNCN (nếu có) 3. Tạm tính thuế TNDN quý
II. Công việc cuối năm 1. Kiểm kê tài sản, đối chiếu số liệu
1.1. Kiểm kê tài sản:
1.2. Đối chiếu số liệu 1.3. Cách xử lý các sai xót thường gặp của các đối tượng tài sản – nguồn vốn phải kiểm kê, đối chiếu 2. Làm tờ khai quyết toán thuế TNCN, hạch toán phần chênh lệch sau quyết toán (nếu có)
3. Làm tờ khai quết toán thuế TNDN, hạch toán phần chênh lệch sau quyết toán (nếu có) 4. Kết chuyển lãi lỗ để xác định kết quả kinh doanh 5. Kiểm tra, đối chiếu chứng từ, sổ sách 6. Lập báo cáo tài chính * Lập báo cáo tài chính:
* Kiểm tra báo cáo tài chính: * Lập Thuyết minh báo cáo tài chính * Nộp báo cáo tài chính: 7. Khóa sổ kỳ kế toán
III. Công việc đầu năm 1. Tạo mới dữ liệu từ năm trước (nếu muốn tách dữ liệu để quản lý)
2. Kết chuyển lợi nhuận năm nay sang năm trước. 3. Tính và nộp tiền lệ phí môn bài |
__________________________________________
CÔNG TY CỔ PHẦN KẾ TOÁN KIỂM TOÁN THIỆN PHÁT
Địa chỉ : Ô Dịch Vụ 14 Lô 26 Khu Đất Dịch Vụ, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại : 0919.997.286 / 0902.963.886
Hotline : 0902963886 (Zalo)
Email : taxthienphat@gmail.com
Website : www.ketoanthienphat.vn