Theo quy định của pháp luật, đóng thuế là quyền và nghĩa vụ của mọi công dân. Do đó, việc tìm hiểu và nắm rõ những quy định về thuế nói chung và thuế thu nhập cá nhân nói riêng là hết sức cần thiết. Đối với các đơn vị, doanh nghiệp, thực hiện kế toán thuế thu nhập cá nhân cũng là một trong những nghiệp vụ quan trọng. Để thực hiện đầy đủ, đúng luật và đảm bảo lợi ích tốt nhất cho người lao động thì việc nắm rõ các quy định kế toán thuế TNCN cũng hết sức quan trọng.
Những quy định kế toán thuế thu nhập cá nhân cần nắm rõ
Trong luật định có nhiều nội dung quan trọng về quy định kế toán thuế thu nhập cá nhân khác nhau như cách tính thuế, các khoản chịu thuế, các khoản thuế miễn trừ, v.v. Đây đều là những quy định cần được tìm hiểu kỹ lưỡng và nắm rõ.
Cách tính thuế TNCN
Quy định kế toán thuế thu nhập cá nhân đáng quan tâm hàng đầu phải kể đến cách tính thuế TNCN. Theo quy định hiện hành thì việc tính thuế TNCN được tiến hành tùy vào từng đối tượng khác nhau. Hiện có 3 đối tượng áp dụng tính thuế TNCN gồm: cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên, cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng và cá nhân không cư trú.
Đóng thuế là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân
Thứ nhất, đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở nên thì cách tính thuế TNCN áp dụng theo công thức:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN x thuế suất.
Thứ hai, đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng thì cách tính thuế TNCN áp dụng theo công thức:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN x thuế suất 10%.
Thứ ba, đối với cá nhân không cư trú thì cách tính thuế TNCN áp dụng theo công thức:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập chịu thuế TNCN x thuế suất 20%
Các khoản chịu thuế TNCN
Nhắc đến thuế TNCN phổ biến hơn cả là khoản chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công. Đây cũng là khoảng chủ yếu khi thực hiện kế toán thuế thu nhập cá nhân.Song trên thực tế đây chỉ là một trong số những các khoản chịu thuế TNCN được quy định trong luật định.
Có nhiều khoản thu nhập khác nhau phải chịu thuế thu nhập cá nhân
Hiện nay còn có rất nhiều các loại thu nhập khác nhau phải chịu thuế TNCN có thể kể đến như: thuế TNCN đối với thu nhập từ kinh doanh, thuế TNCN đối với thu nhập từ đầu tư vốn, thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn, thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản,
Ngoài ra, còn có thuế TNCN đối với thu nhập từ trúng thưởng, thuế TNCN đối với thu nhập từ bản quyền, thuế TNCN đối với thu nhập từ nhượng quyền thương mại, thuế TNCN đối với thu nhập khi nhận thừa kế, thuế TNCN từ nhận quà tặng.
Các khoản được miễn trừ
Ngoài quy định về các khoản phải chịu thuế TNCN, luật thuế thu nhập cá nhân hiện hành còn quy định các trường hợp được miễn trừ thuế TNCN. Trong đó có 2 trường hợp phổ biến là thu nhập liên quan đến người phụ thuộc và thu nhập từ các khoản tiền ăn trưa, ăn ca, điện thoại.
Một số trường hợp cụ thể sẽ được miễn trừ thuế TNCN
Trường hợp thứ nhất là thu nhập liên quan đến người phụ thuộc. Cụ thể, được miễn trừ thuế TNCN khi thuộc những trường hợp sau: thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng, cha mẹ đẻ với con đẻ; thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng, cha, mẹ đẻ với con đẻ, v.v.
Trường hợp thứ hai, là các khoản miễn thuế TNCN từ tiền ăn trưa, ăn giữa ca, tiền phụ cấp điện thoại. Hay quy định hiện hành còn miễn thuế TNCN đối với tiền phụ cấp trang phục, tiền công tác phí, phụ cấp độc hại, nguy hiểm, phụ cấp đặc thù ngành nghề, tiền thưởng kèm theo danh hiệu được Nhà nước phong tặng, v.v.
Ngoài ra, một số trường hợp được miễn trừ thuế TNCN theo luật định có thể kể đến như: thu nhập từ tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày; thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất; thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở của cá nhân chỉ có duy nhất một nhà ở, đất ở duy nhất; v.v.